Việt Nam Tickets

Chuyên Nghiệp - Tận Tâm - Uy Tín - Giá Rẻ

Menu
Đặt Vé

Top 8 lễ hội ở Thái Lan mà bạn nhất định nên trải nghiệm

17/09/2024

Văn hóa lễ hội ở Thái Lan vốn dĩ đã trở thành di sản truyền thống đất nước và nổi tiếng với nhiều lễ hội đặc trưng quanh năm. Là một quốc gia với lịch sử, văn hóa đa dạng và hàng loạt các lễ hội ấn tượng. Tuy nhiên, các lễ hội ở Thái Lan thường sẽ dựa trên tín ngưỡng, truyền thống lâu đời và mỗi lễ hội đều có ý nghĩa và phong tục riêng. 

Top 8 lễ hội sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn và có thể chiêm ngưỡng di sản truyền thống của Thái Lan một cách sâu sắc nhất. 

Top 8 lễ hội ở Thái Lan mà bạn nhất định nên trải nghiệm
Top 8 lễ hội ở Thái Lan mà bạn nhất định nên trải nghiệm

Lễ hội Té nước Songkran (Tháng 4)

Lễ hội té nước Songkran là một trong những lễ hội ở Thái Lan vui nhộn cực kỳ đặc biệt. Lễ hội còn được còn được gọi là "Tết Thái Lan", là một trong những lễ hội quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của mùa khô và còn là sự khởi đầu của chu kỳ âm lịch Thái Lan. 

Songkran tượng trưng cho việc “gội rửa” những tội lỗi của năm cũ
Songkran tượng trưng cho việc “gội rửa” những tội lỗi của năm cũ

Songkran tượng trưng cho việc “gội rửa” những tội lỗi của năm cũ thông qua những hoạt động như dội nước lên tượng Phật, bày tỏ lòng thành kính với các thành viên lớn tuổi trong gia đình và tổ tiên.

Đặc biệt phải nhắc đến chính là các “cuộc chiến” té nước vào nhau diễn ra trong 3 ngày trên khắp đất nước Thái Lan. Ngoài ra, còn có các cuộc diễu hành, các nghi thức, âm nhạc, khiêu vũ và nhiều trò chơi khác diễn ra vô cùng náo nhiệt. 

Lễ hội té nước Songkran diễn ra hàng năm từ ngày 13 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 hằng năm, trong đó, một số địa điểm diễn ra nhộn nhịp nhất có thể kể đến như Chiang Mai, Phuket và Bangkok,...

Phi Ta Khon: Lễ hội ma xó (Tháng 6 hoặc tháng 7)

Đối với Thái Lan, tâm linh không phải là điều gì quá xa lạ và một trong các lễ hội ở Thái Lan liên quan đến điều này chắc chắn phải nhắc đến lễ hội Phi Ta Khon (lễ hội ma xó). Đây là một lễ hội đặc trưng nhất của vùng Đông Bắc Thái Lan, thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 7 và kéo dài trong vòng 3 ngày.

Nguồn gốc của văn hóa lễ hội Thái Lan Phi Ta Khon là sự pha trộn giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng vật linh.

Theo truyền thuyết, Đức Phật là một hoàng tử trong kiếp trước. Hoàng tử đã bắt đầu một cuộc hành trình dài và được cho là đã chết. Và ngài đã trở về vương quốc, được dân làng tổ chức lễ mừng sự trở về của Hoàng tử sau thời gian lưu đày. Và chính những tiếng ồn này đã khiến người chết thức dậy từ ngôi mộ và ra ngoài hòa vào các buổi tiệc tùng vui nhộn này. 

Nguồn gốc của văn hóa lễ hội Thái Lan Phi Ta Khon là sự pha trộn giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng vật linh
Nguồn gốc của văn hóa lễ hội Thái Lan Phi Ta Khon là sự pha trộn giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng vật linh

Bên cạnh đó, ngày nay, người dân vẫn tin rằng những tiếng động lớn sẽ đánh thức linh hồn của Sông Mun - nơi có những thần linh bảo vệ thị trấn của họ.

Vào những ngày diễn ra lễ hội Phi Ta Khon, người dân Thái Lan thường sẽ đeo những chiếc mặt nạ đầy màu sắc, ghê rợn và diễu hành chật kín đường phố. Đến ngày cuối cùng dân làng sẽ tụ họp tại đền Wat Poonchai để lắng nghe các nhà sư đọc thông điệp của Đức Phật.

  • Ngày tháng: Ngày diễn ra lễ hội sẽ khác nhau theo từng năm và phụ thuộc theo thời gian của các nhà ngoại cảm lựa chọn

  • Địa điểm: Dan Sai, Tỉnh Loei, Isan, Thái Lan (cách Bangkok 450 km về phía bắc)

Lễ hội tên lửa Boon Bang Fai (tháng 5)

Lễ hội tên lửa Boon Bang Fai hay còn được gọi là “Lễ hội Rocket” thường diễn ra vào đầu mùa mưa khoảng tháng 6 - tháng 7. Lễ hội này được tổ chức bởi cộng đồng nông dân Isan ở phía đông bắc Thái Lan.

Việc bắn tên lửa lên trời có ý nghĩa cầu mong các vị thần ban phước cho họ những cơn mưa giúp mùa màng tươi tốt. Sau đó, tất cả người dân sẽ “quỳ gối cầu nguyện” và cầu xin các vị thần như  'Phaya Thai' hay 'Thần mưa' cho một mùa vụ mới được sản lượng và dồi dào.  

Lễ hội tên lửa Boon Bang Fai hay còn được gọi là “Lễ hội Rocket” 
Lễ hội tên lửa Boon Bang Fai hay còn được gọi là “Lễ hội Rocket” 

Lễ hội diễn ra tại Yasothorn, kéo dài 2 ngày, đầu tiên người dân sẽ diễu hành quanh thành phố với những chiếc tên lửa được chế tạo từ chính bàn tay của họ. Bên cạnh đó, dân làng tụ họp lại và tổ chức các buổi tiệc ăn mừng, khiêu vũ, âm nhạc,... Trong đó có cả các cuộc thi sắc đẹp, thi uống rượu gạo với rất nhiều niềm vui. 

Ngày cuối cùng của lễ hội ở Thái Lan này, những quả tên lửa được bắn lên trời, người có tên lửa bay cao nhất thường giành được giải thưởng. Ngược lại, những quả tên lửa không phóng được, người tạo nên tên lửa đó sẽ bị ném vào bồn tắm bùn như một hình phạt. 

  • Địa điểm: Tỉnh Yasothon, Đông Bắc Thái Lan

  • Ngày: 10 tháng 5 - 13 tháng 5 

Lễ hội đua trâu - Wing Kwai (tháng 10)

Lễ hội đua trâu - Wing Kwai chính là một trong những sự kiện tuyệt vời nhất về các lễ hội ở Thái Lan. Truyền thống này đã được duy trì trong suốt 100 năm và trở thành văn hóa đặc trưng của đất nước. 

Lễ hội được tổ chức tại Chonburi, trên đường đua dài 100 mét nằm ở phía trước Tòa thị chính Chonburi. Những chú trâu được tuyển chọn và chăm sóc hết sức chu đáo để trở thành những vận động viên nhanh nhẹn mạnh mẽ được điều khiển bởi những kỵ sĩ tham gia. Bên cạnh đó, người dân sẽ tụ tập để cỗ vũ cho những chú trâu mà họ yêu thích. 

Lễ hội được tổ chức tại Chonburi, trên đường đua dài 100 mét nằm ở phía trước Tòa thị chính Chonburi
Lễ hội được tổ chức tại Chonburi, trên đường đua dài 100 mét nằm ở phía trước Tòa thị chính Chonburi

Lễ hội đua trâu - Wing Kwai được tổ chức hằng năm vào đầu tháng 10 (một ngày trước đêm trăng tròn của tháng 11 âm lịch, vào cuối mùa Chay của Phật giáo). 

Ngoài đua trâu, Wing Kwai còn diễn ra nhiều hoạt động khác như các cuộc thi sắc đẹp trâu, trang trí trâu,...

Lễ hội ăn chay (tháng 10)

Lễ hội ăn chay hay còn gọi là Lễ hội Cửu Thiên của Thái Lan (hoặc Lễ Jay). Nghe tên thì thường bạn sẽ liên tưởng đến các hoạt động ăn chay, kiêng thịt, tạo công đức cho sức khỏe và thanh lọc cơ thể. Nhưng thực chất lễ hội này không dành cho những người yếu tim.

Lễ hội ăn chay hay còn gọi là Lễ hội Cửu Thiên của Thái Lan (hoặc Lễ Jay)
Lễ hội ăn chay hay còn gọi là Lễ hội Cửu Thiên của Thái Lan (hoặc Lễ Jay)

Mặc dù lễ hội ăn chay vẫn sẽ có kiêng thịt, tỏi, hành tây và một số nhóm thực phẩm khác. Tuy nhiên, phần ghê rợn nhất chính là người tham gia sẽ có các hành động để chứng minh đức tin và tin rằng sẽ thuyết phục các vị thần bảo vệ họ khỏi nguy hiểm. Các hành động này thường là xỏ khuyên trên mặt, đi trên than nóng và nằm trên một chiếc giường đầy dao. 

Lễ hội ăn chay diễn ra vào 9 ngày đầu tiên của tháng 9 âm lịch (tháng 10 dương lịch) tại Phuket. Vào những ngày này, hàng trăm pháp sư (ma song) sẽ diễu hành trên những con phố và thực hiện các nghi lễ ghê rợn để thể hiện lòng sùng kính với các vị thần. Ngoài ra, với lễ hội ở Thái Lan này còn có pháo hoa, nhảy múa sôi động và tụng kinh.

Lễ hội đèn trời Yi Peng (Tháng 11)

Là một trong những lễ hội ở Thái Lan giữ được ý nghĩa văn hóa nhất, Yi Peng mang ý nghĩa tôn giáo được tổ chức để tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật. Ngoài ra, khi những chiếc đèn lồng được thả lên bầu trời tượng trưng cho việc buông bỏ những điều không may mắn của năm cũ.

Bên cạnh ý nghĩa văn hóa lễ hội Thái Lan như trên, Yi Peng còn gắn liền cho việc kết thúc mùa mưa và bắt đầu mùa thu hoạch ở Thái Lan. Vào những ngày này, người dân thường sẽ tổ chức tiệc ăn mừng và tạ ơn cho một mùa thu hoạch bội thu. 

Yi Peng mang ý nghĩa tôn giáo được tổ chức để tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật
Yi Peng mang ý nghĩa tôn giáo được tổ chức để tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật

Yi Peng có vẻ giống như một truyền thống hơn là một lễ hội, thông thường, người dân Thái Lan sẽ đổ về thủ đô Chiang Mai để thả đèn lồng vào ngày trăng tròn của tháng 12 (lịch âm) của Thái Lan. 

Hàng ngàn những chiếc đèn lòng bay trên bầu trời đêm tạo nên một khung cảnh cực kỳ đẹp. Ngoài ra, sau khi thả đèn, bạn cũng có thể thưởng thức các buổi biểu diễn âm nhạc, pháo hoa, hoạt động văn hóa, diễu hành đường phố. 

Lễ hội thả hoa đăng Loy Krathong (tháng 12)

Lễ hội Loy Krathong hay còn được biết đến là lễ hội ánh sáng, một nghi thức tương tự như lễ hội đèn trời Yi Peng. Tuy nhiên, có chút khác biệt ở lễ Loy Krathong là người dân vừa có thể thả đèn lồng lên trời và thả những chiếc thuyền nhỏ hình hoa sen (krathong) được làm bằng lá chuối, bên trong có nến, hương và các lễ vật xuống các dòng sông, hồ nước. 

Lễ thả hoa đăng thường sẽ được tổ chức cùng với nhiều nghi lễ tại các ngôi chùa Phật giáo
Lễ thả hoa đăng thường sẽ được tổ chức cùng với nhiều nghi lễ tại các ngôi chùa Phật giáo

Lễ thả hoa đăng thường sẽ được tổ chức cùng với nhiều nghi lễ tại các ngôi chùa Phật giáo, cùng với đó còn có các hoạt động sôi nổi như đua thuyền, rước đèn lồng và diễu hành.

Nguồn gốc của lễ hội Loy Krathong bắt nguồn từ Phật giáo với niềm tin “buông bỏ”, “giải thoát khổ đau” và những điều không may mắn, những rắc rối trong năm cũ. Thông thường, lễ hội Thái Lan như  Loy Krathong sẽ diễn ra vào tối trăng tròn của tháng 12 (lịch âm) Thái Lan, hoặc vào tháng 10 hoặc tháng 11 theo lịch phương Tây. 

Lễ hội bữa tiệc cho khỉ

Với rất nhiều lễ hội ở Thái Lan liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh thế nhưng vẫn sẽ có những lễ hội dành riêng cho động vật, chẳng hạn lễ hội voi Surin và lễ hội Khỉ Lopburi (hay còn gọi là Lễ hội Monkey Buffet).

Lễ hội Khỉ Lopburi diễn ra hằng năm nhằm mục đích tôn vinh vị thần khỉ Hanuman của Ấn Độ giáo
Lễ hội Khỉ Lopburi diễn ra hằng năm nhằm mục đích tôn vinh vị thần khỉ Hanuman của Ấn Độ giáo

Trong đó, Lễ hội Khỉ Lopburi diễn ra hằng năm nhằm mục đích tôn vinh vị thần khỉ Hanuman của Ấn Độ giáo và sẽ mang lại cho họ sự giàu có và may mắn.

Theo đó, người dân địa phương sẽ chuẩn bị hơn 2000kg trái cây và rau củ để mang đến cho các chú khí một bữa ăn thịnh soạn. Thêm vào đó là những món salad trái cây, xôi và thậm chí cả một số món tráng miệng truyền thống của Thái Lan. 

Để tham gia lễ hội này, du khách sẽ đến thị trấn cổ Lopburi tại các khu vực đền thờ của Lopburi, nằm cách Bangkok 150km về phía bắc. Lễ hội chỉ diễn ra vào tháng 11 mỗi năm, bắt đầu khai mạc vào khoảng 9:00 sáng và có bốn khung giờ riêng biệt như lúc 10:00 sáng, 12:00 trưa, 2:00 chiều và 4:00 chiều.

  • Địa điểm: Lopburi, Thái Lan

Theo kinh nghiệm du lịch Thái Lan, ở nơi đây sẽ không bao giờ thiếu các văn hóa và lễ hội để chào đón tất cả các du khách trên khắp thế giới. Tham gia những lễ hội ở Thái Lan là dịp tuyệt vời nhất để du khách tìm hiểu về văn hóa địa phương và di sản của đất nước. Vậy sau khi xem qua bài viết này bạn muốn tham gia lễ hội nào ở Thái Lan?  

Cho dù lựa chọn của bạn là gì thì việc quan trọng nhất vẫn là lên kế hoạch cho một chuyến đi thật suôn sẻ. Trong đó, đặt vé máy bay đi Thái Lan sẽ trở nên tiết kiệm nhất với hàng trăm ưu đãi giá vé rẻ mỗi ngày. Chỉ cần gọi đến tổng đài 1900 3173 để được tư vấn nhanh chóng và nhiệt tình nhất bạn nhé. 

XEM THÊM BÀI VIẾT 

  1. 7 lý do tại sao bạn nên ghé thăm Thái Lan
  2. Đi Thái Lan mua quà gì? 11 món quà nhất định phải mua khi du lịch Thái
  3. 7 thành phố du lịch Thái Lan đáng để ghé thăm nhất

Bài viết liên quan

Top